AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ vị thành niên (Nguồn: scicraze.com)
Cà Mau: Mỗi tháng phát hiện có gần 15 người bị nhiễm HIV
Báo động tình trạng trẻ nhiễm HIV
Việt Nam đứng thứ 5 khu vực về số người nhiễm HIV
Nhiều bệnh nhân suýt nhận máu nhiễm viêm gan và HIV
Đến năm 2030, số ca nhiễm HIV mới ở trẻ vị thành niên có nguy cơ tăng vọt từ mức 250.000 trong năm 2015 lên đến gần 400.000 ca/năm nếu như không đạt được tiến triển trong việc tuyên truyền cho trẻ vị thành niên về sự nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ này.
Đây là cảnh báo được đưa ra trong báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhân Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12.
Thông cáo báo chí của Giám đốc điều hành UNICEF, ông Anthony Lake cho biết: "Thế giới đã đạt được những tiến bộ rất to lớn trong nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt AIDS, song cuộc chiến này còn lâu mới kết thúc, đặc biệt là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên.
Cứ hai phút trôi qua lại có thêm một trẻ vị thành niên, chủ yếu là bé gái, sẽ bị nhiễm HIV. Do đó, nếu chúng ta muốn chấm dứt AIDS, chúng ta cần phải ngay lập tức giải quyết vấn đề cấp bách này đồng thời tăng gấp đôi nỗ lực để đến với mọi trẻ vị thành niên".
Theo báo cáo thường niên (năm thứ bảy) có tên "Trẻ em và AIDS: Vì mọi Trẻ em: Hãy chấm dứt AIDS," AIDS vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ vị thành niên, và trong năm 2015 đã cướp đi mạng sống của 41.000 em ở độ tuổi từ 10 đến 19.
Báo cáo đề xuất một số chiến lược để thúc đẩy chiến dịch phòng ngừa HIV ở trẻ vị thành niên và điều trị cho những em đã mắc căn bệnh này. Những chiến lược đó bao gồm đầu tư cho đổi mới hình thức tuyên truyền; Củng cố việc tập hợp dữ liệu; Chấm dứt những hành vi phân biệt đối xử giới tính, bạo lực đối với người bệnh; Ưu tiên các nỗ lực phòng ngừa HIV ở trẻ vị thành niên.
UNICEF cho biết kể từ năm 2014 đến nay ngân sách cho chiến dịch phòng chống AIDS liên tục sụt giảm.
Trước đó, trong thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã phát đi thông điệp rằng thế giới cần phải nhìn lại "với đôi chút tự hào" chặng đường 35 năm qua kể từ khi dịch bệnh AIDS nổi lên, song cũng cần phải nhìn về phía trước với sự quyết tâm và cam kết để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.
Theo Tổng Thư ký, thế giới đã đạt được những tiến triển thực sự trên nhiều lãnh vực, trong đó từ năm 2010 đến nay đã giảm một nửa số ca trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ, giảm số ca tử vong do AIDS mỗi năm, kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân HIV và giúp họ được tiếp cận nhiều hơn với các loại thuộc điều trị.
Tuy nhiên, những thành tựu đó vẫn còn mong manh, với việc phụ nữ trẻ dễ bị tổn thương ở những quốc gia mà dịch bệnh HIV hoành hành và số ca nhiễm mới ở các nhóm người đồng tính và nghiện ma túy đang có chiều hướng gia tăng.
Bình luận của bạn